Những Kiểu May Rèm Cửa Đẹp Và Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Hiện tại rèm vải được phần lớn người dùng ưa chuộng với tính đa dạng và nhiều sự lựa chọn từ mẫu mã đến giá tiền. Tuỳ thuộc vào địa hình thi công, độ rộng, độ lớn cửa, chất vải… mà lựa chọn kiểu may rèm khác nhau.

Về cơ bản, các kiểu may rèm phổ biến là may Ore và may xếp ly. Ngoài ra còn rất nhiều kiểu may rèm khác không phổ biến như: may nhún ly cốc, may tạo kiểu chun vải, may rèm móc vải…

Kiểu may Ore

Kiểu may Ore

Đây là kiểu may khá phổ biến hiện nay. Đó là việc khéo léo gắn các vòng tròn rộng lỗ, hay còn gọi là khuyên tròn vào chân rèm thay cho các móc treo rèm truyền thống. Các khuyên tròn được gắn trực tiếp đồng nhất với bề mặt của bức rèm thành một thể thống nhất. Rèm may Ore thực sự rất hiện đại và nhã nhặn ở sự đơn giản của nó.

Các khuyên tròn trong may rèm Ore giống như những vòng đeo tay. Vòng tròn to hay nhỏ phụ thuộc vào từng chất liệu, thiết kế đa dạng. Chất liệu được sử dụng chủ yếu là nhựa, rất bền và nhẹ. Màu sắc từ trầm tối tới sáng tươi được sản xuất đa dạng phù hợp với màu rèm.

May rèm Ore tạo nên các sóng rèm đều nhau, rèm phẳng và đứng dù kéo rộng hay chun gọn. Đối với chất vải dày nặng hoặc quá rộng thì cần có kỹ thuật và kinh nghiệm may tốt. Khuyên nhựa trong may Ore có thể không tải được trọng lượng của rèm. Điều đó dẫn tới rèm mất form, nhăn, gãy, giảm độ bền và thẩm mỹ.

Xem tiếp  Hướng Dẫn Cách Lắp Đặt Rèm Cuốn Cửa Sổ Nhanh Chóng

Kiểu may xếp ly

Kiểu may xếp ly

May rèm xếp ly là kỹ thuật tạo nên những nếp gấp sắp xếp với biên độ đều nhau. Các nếp gấp may xếp lại hay còn gọi là cụm ly. Các cụm ly cách nhau dài hay ngắn tuỳ thuộc vào chất vải. Trung bình với các vải voan, lụa, mềm thì khoảng cách mỗi cụm ly trung bình 10-12cm. Đối với các loại vải dày và cứng hơn thì sẽ có cách xử lý riêng phù hợp.

Mục đích của may xếp ly là tạo độ cứng cáp cho chân rèm. Xếp ly để định hình kiểu dáng và tạo các sóng rèm đều nhau. Một cụm ly gồm 2 hoặc 3 nếp gấp. Cách xếp ly khá tinh tế. Khi thay đổi một chút trong kỹ thuật nhấn ly sẽ tạo nên sóng rèm khác nhau. Khi người dùng kéo ra kéo vào thì vẫn có thể giữ nguyên form dáng, rèm không bị chun rúm.

Đối với các bộ rèm vải 2 lớp thông dụng thì phần lớn lớp vải voan mỏng được áp dụng kiểu may xếp ly.

Một trường hợp khác hay được áp dụng may rèm xếp ly đó là khi chiều rộng của rèm quá lớn. Kiểu may Ore không đảm bảo được độ thẩm mỹ, hoặc rèm quá nặng, quá dày, cần có chân rèm cứng đủ tạo form cho rèm.

Các kiểu may khác như may nhún ly cốc, may tạo kiểu chun vải, may rèm móc vải…. Cách may này là biến tướng của 2 kiểu may trên nên bạn có thể tham khảo hình ảnh…

Như vậy để có bức rèm ưng ý, chúng ta hãy chọn nhà cung cấp có kinh nghiệm và kỹ thuật tốt. RèmAnhĐức tự tin đưa ra những giải pháp hiệu quả giúp căn phòng của bạn trở nên sinh động mà tao nhã.

Xem tiếp  Các Mẫu Rèm Che Nắng Đẹp Và Hiệu Quả Cho Ngôi Nhà Bạn

Ngoài ra, nếu bạn nào muốn tham khảo kỹ thuật để tự may cho mình tầm rèm đặc biệt thì hãy cứ liên hệ với chúng tôi nhé.

Bài viết liên quan