Rèm cửa giờ đây đã không còn quá xa lạ và thậm chí còn được xem là vật dụng “thứ yếu” trong mỗi gia đình. Nếu như ở cửa chính mặt định nên luôn dùng rèm vải thì tại các cửa sổ lại là “sàn diễn” của rèm cuốn với gần chục loại màn khác nhau.
Tuy nhiên, trước khi quyết định xem mình sẽ lắp đặt loại rèm nào cho cửa sổ nhà mình, bạn hãy cùng kiểm tra, lướt sơ ưu diểm, nhược điểm của từng loại rèm cuốn cửa sổ hiện nay nhé.
1. Ưu điểm và nhược điểm của các loại rèm cuốn hiện nay

Rèm cửa sổ hiện tại đang có các loại sau: Rèm cuốn trơn, rèm cuốn in tranh, rèm cầu vồng, rèm roman, rèm ba lớp, rèm tổ ong, rèm sáo gỗ, rèm sáo nhôm, rèm nhôm in tranh. Với chất liệu đa phần là gỗ, nhôm và nhựa polyester cao cấp.
Ngoài ra, rèm cửa sổ còn có rèm vải và rèm tổ ong nhưng rèm vải chỉ dùng để vén hai bên và kém đẹp hơn; Còn rèm tổ ong thì kéo là chủ yéu nên bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến chủ đề rèm cuộn.
Rèm cuốn có rất nhiều loại với ưu điểm và hạn chế, tiện ích khác nhau.
Sau đây, hãy cùng điểm qua những thế mạnh và hạn chế của từng loại nhé!
Loại rèm cuốn
Chất liệu của lá rèm Ưu điểm Hạn chế Rèm cuốn trơn (rèm cuốn văn phòng) Sợi vải Polyester
Giá rẻ, chỉ từ 300.000đ/m2
Cản nắng, gió tốt, độ bền cao
Chỉ kéo xuống – lên, không xoay lật được. Khi kéo rèm che toàn bộ cửa sổ nên bất tiện khi nhìn ra bên ngoài.
Gặp gió lớn, lá rèm dễ bị gió qật làm đứt dây.
Rèm cuốn in tranh Sợi vải Polyester phủ PVC in 3D Cản nắng gió tốt, có độ thẩm mỹ cao, mang giá trị trang trí, mẫu mã đa dạng
Chỉ nên dùng trang trí là chính. Dùng thời gian dài lớp sơn có thể phai nhạt.
Khi kéo rèm xuống thì nó che toàn bộ cửa sổ nên bất tiện khi nhìn ra bên ngoài vì không có khoảng trống.
Rèm cầu vồng Sợi vải Polyester
Mẫu mã đẹp, hiện đại, đa dạng, trẻ trung, phù hợp làm rèm cửa mọi nơi như nhà ở, văn phòng, cửa hiệu, trường học…
Có 2 chế độ kéo rèm là sáng một phần, sáng toàn phần hoặc che tối toàn phần đa dạng.
Không phù hợp với cửa có diện tích lớn.
Giá cả tương đối cao so với rèm khác, nhưng cũng có loại giá rẻ cho khách hàng lựa chọn.
Rèm Roman Vải canvas, nỉ, gấm, nhung, cotton… Thiết kế đẹp, cản sáng tốt, mẫu mã hiện đại, sang trọng. Tuỳ chỉnh về cách lấy sáng ở cửa sổ.
Hạn chế về tầm nhìn, không xoay lật được, khó vệ sinh.
Không phù hợp làm rèm cửa chính, cửa sổ có khung quá rộng.
Rèm ba lớp Sợi vải Polyester Có 2 lớp ngang và 1 lớp đứng khá hiện đại, sang trọng bậc nhất Giá thành cao, kén người dùng, ít mẫu mã. Rèm sáo gỗ Gỗ tự nhiên như thông, xoan đào; Nhựa giả gỗ Thân thiện, sang trọng bậc nhất, có thể kéo lên xuống hoặc lật ra lá rèm dể quan sát xung quanh dễ dàng Giá thành cao, nặng, ít màu sắc, không có hoạ tiết Rèm sáo nhôm Nhôm phun sơn tĩnh điện Giá rẻ, nhiều màu sắc, mẫu mã đẹp Độ bền thấp, dễ bị oxi hoá, bong tróc, khi gặp thời tiết không thuận lợi dễ bị xé gãy lá nhôm, đứt dây kéo… Rèm nhôm in tranh Nhôm phun sơn tĩnh điện, in tranh cao cấp. Nhiều hoạ tiết nổi bật cho căn phòng thêm sinh động
2. Top 3 rèm cuốn được mua nhiều nhất hiện nay

2.1. Rèm cuốn trơn
Bạn sẽ rất dễ dàng nhìn thấy sự xuất hiện của rèm cuốn trơn tại hầu hết các văn phòng, trường học, bệnh viện, doanh nghiệp… và nhiều nhà ở. Đó là vì nó đã phát huy được tốt nhất điều mà khách hàng mong muốn. Đó là cản sáng và giá rẻ.
Rèm cuốn có ngoại hình rất dễ nhận biết là có hình một mảng lớn với kích thước khổ rèm may theo yêu cầu, thường có khổ ngang từ 1,8 – 2,5m. Chiều cao của rèm rất dài nhưng không nên làm chiều cao của rèm dài hơn 4m vì rất dễ bị gió quật qua thời gian sử dụng. Bởi vậy, cho đến nay, dù có rất nhiều thể loại rèm cửa khác ra đời nhưng so với rèm cuốn thì chúng vừa đắt đỏ hơn, vừa không tiện dụng bằng.
Rèm cuốn văn phòng thường chỉ có 1 mảng cuộn lên – xuống.
Cơ chế học động của rèm là dùng dây kéo được kết nối với thanh cuộn rèm ở đầu thanh treo, sau đó kéo nhẹ dây theo kiểu kéo cờ thì lá rèm sẽ dần dần được kéo lên – xuống tùy theo nhu cầu để chắn sáng và đón sáng.
Rèm cũng có thể dùng motor tự động để kéo cho dễ dàng.
2.2. Rèm cuốn cầu vồng
Xếp sau rèm cuốn văn phòng là rèm cuốn cầu vồng, còn được gọi là rèm cầu vồng Hàn Quốc vì nó xuất xứ từ sứ sở Kim Chi. Vì vậy, nó cũng mang đặc trưng của văn hoá Hàn là nhiều màu sắc dịu nhẹ, nhã nhặn, tinh tế giống như một “sàn catwalk trên cửa sổ”.
Các bộ phận của rèm cầu vồng.
Vải rèm cao cấp có khả năng kháng khuẩn, chống nắng tốt từ 90-100%, tiết kiệm năng lượng, trên lớp vải có 1 lớp tráng bạc có khả năng hắt ánh sáng lên đến 75%.
Hạn chế việc trao đổi nhiệt độ của không gian bên ngoài và bên trong. Từ đó tiết kiệm chi phí điện khi sử dụng điều hòa.
Rèm cầu vồng luôn bao gồm 1 lớp cản sáng và 1 lớp thông sáng.
Rèm Hàn Quốc có thể cản sáng 100%, 50% tuỳ theo sở thích của người dùng. Những màu sắc phổ biến được yêu thích nhất của nó là màu hồng nhạt, cam nhạt, xanh nhạt, xám nhạt…
2.3. Rèm nhôm
Mặc dù so về độ bền thì rèm nhôm có thể kém hơn các thể loại khác, nhưng xét về sự thẩm mỹ thì nó cũng thuộc hàng nhất nhì. Mang vẻ đẹp mảnh khảnh của từng lá rèm mỏng manh và có thể cuộn nguyên tấm hoặc xoay lật.
Rèm nhôm tuy dễ rách khi gặp gió lớn nhưng lại rất bền màu khi gặp nắng. Nguyên do là trên lá rèm được phun sơn tĩnh điện, lớp chống tia UV, chống bạc màu… giúp cho rèm luôn giữ được màu sắc tốt.
Rèm lá nhôm có nhiều màu sắc sặc sỡ và bền bỉ.
Lá rèm nhôm mỏng manh, giàu sự thẩm mỹ.
So với rèm cuốn cầu vồng thì rèm lá nhôm có màu sắc đậm màu hơn để có thể chống chịu lâu dài khi tiếp xúc ánh nắng.
Giá của sáo nhôm cũng chỉ khoảng 300.000đ/m2 nên khá phù hợp để làm rèm văn phòng, công sở, trường học, làm rèm ngăn cửa sổ…
3. Muốn đặt làm rèm cửa thì phải làm sao?
Để nhanh chóng hoàn tất việc lắp rèm cho nhà ở, đơn vị của mình thì tốt nhất là trước khi liên hệ mua rèm, bạn cần làm những công việc sau:
- Tìm hiểu về các loại rèm cửa chính, rèm cửa sổ, ưu và nhược điểm của chúng.
- Tìm hiểu về giá cả, bàn bạc và chọn ra loại rèm cửa phù hợp với diện tích mình cần làm
- Tham khảo sơ qua một vài nơi trên internet hoặc ngoài thực tế xem rèm lên màu nào sẽ đẹp, bền.
- Liên hệ bên đơn vị thi công, lắp đặt rèm cửa để được tư vấn thêm.
- Đến nơi bán rèm để chọn mẫu, cọc tiền chốt đơn và thương lượng ngày hoàn thành việc lắp đặt
- Chỉ vị trí đo đạc, loại rèm cần lắp cho nhân viên lắp rèm đo cho chuẩn xác, đúng mẫu mã.
- Kiểm tra toàn bộ rèm sau khi lắp đặt, vận hành thử, kiểm tra các vị trí bắn vít, bản rèm xem có bị tuột lỏng, nứt tường, trần hay không…
Sau khi hoàn tất suôn sẻ các quá trình trên thì chúc mừng bạn đã hoàn thành đơn rèm theo đúng mục đích sử dụng và giá trị thẩm mỹ của mình đã đề ra. Còn nếu có gì sai sót thì đừng quên liên hệ lại ngay đơn vị lắp đặt để được xử lý, bảo hành nhé!
